1. Thời gian nộp báo cáo tài chính năm Báo cáo tài chính của năm trước phải
được nộp chậm nhất vào ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm
tài chính.
Theo đó, phải nộp báo cáo tài chính năm
2023 chậm nhất là ngày 31/03/2024.
2.Mức phạt khi chậm nộp báo cáo
tài chính năm
Xử phạt
hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
1. Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp
báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với
thời hạn quy định;
b) Công
khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
2. Phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công
khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp
báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo
kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo
tài chính;
c) Nộp
báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên
so với thời hạn quy định;
d) Công
khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp
mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ) Công
khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
...
Theo
đó, nếu chậm nộp báo cáo tài chính thì tùy vào số ngày chậm nộp mà mức xử phạt
có thể là 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chậm dưới 03
tháng. Mức xử phạt 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chậm
từ 03 tháng trở lên.
Lưu ý: Mức phạt này
được áp dụng đối với với tổ chức, cá nhân vi phạm thì mức phạt bằng 1/2 tổ chức
(theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP sửa
đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP).
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, thuế,
kế toán thuế giá rẻ chúng tôi nhận cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính theo
quy định cho quý công ty với nội dung công việc như sau
Nội dung công việc như sau
2.
Nội dung công việc cung cấp như sau
1. Tư vấn tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ hóa đơn
chứng từ.
2. Rà soát chứng từ, phân loại và sắp xếp chứng
từ.
3. Rà soát tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT),
báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hàng tháng
hoặc quý trong năm doanh nghiệp đã nộp.
4. Kiểm tra chi phí lương, BHYT, BHXH…
5. Tính và lập các bảng khấu hao TSCĐ.
6. Lập các bảng phân bổ công cụ, dụng cụ, phí trả
trước, phí chờ kết chuyển.
7. Hạch toán kế toán trên phần mềm kế toán chuyên
nghiệp.
8. Lập và nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập
doanh nghiệp.
9. Lập và nộp tờ khai quyết toán thuế thuế thu
nhập cá nhân.
10. Lập và nộp báo cáo tài
chính năm.
11. Kết chuyển, tổng hợp
thông tin để lập sổ sách kế toán, kết quả kinh doanh, thuyết minh BCTC.
12. Tư vấn cho doanh nghiệp
các nội dung liên quan trong quá trình tổng hợp để lập BCTC…
13. In và hoàn thiện hệ
thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính theo quy định.
|